Được phát triển bởi Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông

Du lịch mùa vải Lục Ngạn

19/06/2024 31/08/2024

198 1

Năm 2024 Lục Ngạn mất mùa vải, không nhanh chân về vùng đất này vào thời điểm tháng 5, tháng 6, du khách sẽ bị lỡ cơ hội trải nghiệm hòa mình vào nắng gió Lục Ngạn, thưởng thức những trái vải thơm mát và ngọt lịm…

     Vải thiều được trồng đại trà ở Lục Ngạn vào khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Sự cần cù, chịu khó của người dân Lục Ngạn đã biến những vùng đồi khô cằn trước đây thành những đồi vải bạt ngàn, mang lại sự ấm no cho hàng vạn hộ nông dân. Vốn cây vải thiều xuất xứ từ Thanh Hà (Hải Dương) khi được di thực lên vùng Lục Ngạn, hợp khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo thành một thứ quả ngon ngọt, khiến người thưởng thức mê ly. Có thể nói mức độ thơm ngon của vải thiều Lục Ngạn đã vượt qua vải Thanh Hà và dành được rất nhiều cảm tình của người sành hoa quả trong và ngoài nước. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm, khi chín màu đỏ, hạt nhỏ cùi dày, khi ăn có vị ngọt đậm đà, thơm mát, khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm và muốn mua thật nhiều để làm quà cho người thân.

     Tới Lục Ngạn vào mùa vải chín, bạn có thể thăm hồ Cấm Sơn. Cấm Sơn rộng 2600 ha, đẹp thơ mộng giữa mênh mông sóng nước. Cách thị trấn Chũ 9 km là hồ Khuôn Thần. Hồ rộng 145 ha, với nhiều đảo nổi có vẻ đẹp thanh bình, khí hậu mát mẻ được bao bọc bởi hơn 400 ha rừng thông xanh tốt quanh năm. Tại Khuôn Thần, du khách có thể dạo chơi trên hồ bằng những chiếc thuyền nhỏ cà đến thăm các trang trại vải thiều của người dân địa phương.

     Mùa vải chín, chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là du khách có thể thoải mái thưởng thức những trái vải thiều tươi ngon nhất ngoài chợ. Tuy nhiên giá cả và sự an nhàn không phải là lý do chính, du khách muốn được trải nghiệm! Đơn giản vì ai cũng thèm tận hưởng những phút giây thú vị khi ăn trái vải do chính tay mình hái, muốn được cùng bà con nông dân thu hoạch vải thiều. Và một chuyến dong chơi cuối tuần đến các khu rừng bát ngát, những mặt hồ sóng nước dập dềnh giữa một miền quả ngọt. Quả là sự lựa chọn lý thú!

                                                                                        Tin Lê Đức Cương, ảnh Văn Dương   

 

Bản đồ

Lịch trình mẫu