Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 0240.3504.045
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: banquanlydls_yendung@bacgiang.gov.vn
Địa chỉ: thôn Kem, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Thị trấn Nham Biền, Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang
Chùa Kem (hay còn gọi là Sùng Nham tự) là một ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi, nép mình bên dãy núi Nham Biền của xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Vẻ đẹp trang nghiêm của ngôi cổ tự này còn gắn liền với bao thăng trầm lịch sử.
Di tích nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 12km về phía Đông-Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Đông-Bắc. Từ trung tâm thành phố Bắc Giang đi theo đường Quốc lộ 1A (mới) khoảng 5km đến ngã tư Song Khê-Nội Hoàng rẽ trái theo đường tỉnh lộ 284 tuyến Bắc Giang-Yên Dũng khoảng 7km, đến ngã ba Cống Kem trên điểm tiếp giáp trục đường tam giác Tiền Phong-Nham Sơn-Yên Lư, rẽ trái theo đường Nham Sơn đi tiếp khoảng 1km là đến đi tích.
Nham Biền hay “Biền Sơn” là một dải núi đồ sộ, trập trùng gồm 99 ngọn chạy dài hàng chục cây số nối liền đôi bờ của dòng sông Cầu và sông Thương. Đây là một trong hai con sông đẹp nổi tiếng đã đi vào huyền thoại lịch sử một thời của xứ Kinh Bắc và cũng là những con sông chính-huyết mạch của vùng Đông Bắc xưa và nay. Biền Sơn giải thích theo nghĩa Hán tự “tức là hai ngọn núi đứng song song nhau thành một cặp”. Theo ý của người xưa muốn gọi tên núi này để tượng trưng như hình ảnh của 2 con ngựa đứng song song với nhau chờ đợi. Trong dãy Biền Sơn có nhiều khe núi sâu, đường lối quanh co, hiểm trở tạo thành một khu căn cứ quân sự quan trọng trong lịch sử đấu tranh, giải phóng dân tộc. Đặc biệt trong khe núi Kem ở đầu ải Nham Sơn có một danh lam cổ tự được nhân dân quen gọi theo tên Nôm là chùa Kem, tên chữ là Sùng Nham tự. Di tích này còn là một địa điểm quan trọng gắn với cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX).
Ngôi chùa Kem được xây dựng trên một địa thế đẹp có phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”, ba mặt có núi che chở, ở giữa có dòng suối mát khai thông. Xa xa phía trước là dòng sông Cầu hiền hoà chảy qua như điểm tô khiến cho cảnh sắc càng thêm đẹp, thật hợp với thuyết phong thuỷ của người xưa khi chọn đất dựng chùa theo đúng câu nói: thế đất tốt phải tựa lưng vào núi và mặt ngoảnh nhìn ra sông. Từ đó, ngôi chùa càng trở nên linh thiêng nổi tiếng khắp trong vùng, khiến những ai nghe thấy đều không thể không đặt chân đến nơi đây dù chỉ một lần. Xung quanh chùa cây cối xanh tốt um tùm quanh năm toả bóng mát tạo cho cảnh Thiền thêm phần u tịch thâm nghiêm.
Theo bia tháp Thanh Phong dựng ở phía sau chùa tạo năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775), danh lam cổ tự này được khởi dựng vào năm Đinh Tỵ (1557) thời vua Lê Anh Tông. Sau khi xây dựng 18 năm, ngôi chùa được mở mang thêm phần khang trang với quy mô rộng lớn đủ chỗ cho hàng ngàn tăng,ni phật tử cùng đến tụng niệm thờ Phật. Người có công lớn trong việc hưng công xây dựng chùa chính là vị sư tổ Hoàng Thị Tuế. Bà vốn là người theo Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập.
20 năm sau khi sư tổ mất, các tăng ni có xây tháp Sùng Nham làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho ngài ở phía sau chùa. Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, vào đầu thế kỷ XVIII, chùa gặp phải cảnh thế đạo suy vi, các tăng ni phật tử phụng sự phải chịu cảnh cơ cực, vất vả đã mất rất nhiều tại đây. Sau này nhờ có Trí Không Hoà thượng và Chân Như Hoà thượng ra sức củng cố lại mà thế đạo mới được vững vàng và ngày càng phát triển đi lên mạnh mẽ. Năm 1775,cùng với việc xây tháp Thanh Phong, chùa Kem lạiđược mở mang dựng thêm một số toà nhà mới, trong đó có một toà chuyên dùng cho các nhà sư trụ trì soạn kinh.
Từ khi khởi dựng cho đến nay, chùa Kem luôn luôn có các nhà sư trụ trì. Khi các nhà sư viên tịch đều được các đệ tử xây tháp phụng thờ. Chính vì vậy, hiện trong khuôn viên chùa còn gần chục ngọn tháp cổ, các công trình này góp phần tô điểm cho cảnh quan khu di tích thêm phần qui mô, trang nghiêm cổ kính.
Khi mới xây dựng chùa Kem có bố cục mặt bằng theo kiểu “nội công ngoại quốc” gồm toà Tam bảo có tiền đường, thượng điện. Phía sau là nhà tổ, hai bên tả hữu là hai dãy nhà xảo xá dùng làm nhà ký túc xá và nhà tạo soạn cỗ bàn mỗi khi nhà chùa có công việc lớn. Bên ngoài khu nội tự được bao bọc bởi tường đắp đất ốp đá nhám. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi chùa không còn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu. Xong về cơ bản, nó vẫn giữ được nét cổ kính thâm nghiêm của một ngôi chùa làng có quy mô lớn.
Vào năm Thành Thái thứ 18 (1906),vị sư trụ trì ở chùa hiệu là Đàm Tích đã hưng công tu sửa lại toàn bộ ngôi chùa với dáng vẻ như ngày nay. Toàn bộ công trình gồm toà Tam bảo có tiền đường 5 gian nối liền với 3 gian thượng điện theo bố cục hình chữ đinh. Sau thượng điện là khoảng sân hẹp rồi đến 5 gian nhà tổ, 4 gian quan cử và nhà tạo soạn 12 gian. Kết cấu kiến trúc gỗ trong chùa làm theo lối kết cấu vì kèo trong đó có một số mảng điêu khắc cũ mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Trải qua một số lần tu sửa, chùa được gắn thêm một số mảng điêu khắc thời Nguyễn tạo nên phong cách nghệ thuật có sự đan xen giữa hai triều đại Lê vàNguyễn.
Hiện nay trong chùa còn bảo lưu được nhiều di vật có giá trị lịch sử văn hóa như: Hệ thống tượng thờ tương đối đầy đủ, các đồ thờ, các di sản Hán Nôm gồm câu đối, hoành phi, bia đá có niên đại thời Lê,Nguyễn vô cùng quý giá giúp cho việc nghiên cứu lịch sử ngôi chùa.
Ngoài những giá trị về văn hoá, di tích này còn là địa điểm lịch sử quan trọng ghi nhiều dấu ấn trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1884, Nguyễn Cao người làng Cách Bi (thuộc Quế Võ-Bắc Ninh) đã về đây xây dựng căn cứ chống Pháp. Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chùa Kem trở thành địa điểm chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Cụ thể:Giai đoạn 1906–1908, Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế đã về đóng quân trong khu vực chùa. Đề Thám đã cho đắp luỹ, làm tường thành, làm nhà, luyện tập quân sự, tạo nơi đây thànhmột khu căn cứ chống Pháp. Dấu tích của sự kiện lịch sử này hiện vẫn còn lưu lại cụ thể là: tường luỹ, nền nhà quan, giếng quan, trạm gác, cột cờ. Theo Địa chí Bắc Giang từ điển, Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Bắc Giang (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang) và Trung tâm Unesco, xuất bản năm 2002, trang 342 có ghi: “Nghĩa quân chống Pháp của Nguyễn Cao và của Hoàng Hoa Thám đã về đóng tại vườn chùa, dấu tích còn lưu ở các địa danh như: nhà quan, giếng quan, trạm gác, cột cờ…”; Lịch sử Đảng bộ xã Nham Sơn,NXB Văn hoá-Thông tin, xuất bản tháng 2 năm 2005, trang 19 có ghi: “Chùa Kem còn là nơi cụ Đề Thám đã về để chiêu binh đánh Tây, là nơi cất giấu lương thực, vũ khí và là nơi hội họp của nghĩa quân”. Sau Cách mạng tháng Tám, khu vực xã Nham Sơn trở thành khu du kích thì chùa Kem trở thành một trung tâm chính trị quân sự quan trọng gắn với nhiều sự kiện trọng đại của địa phương.
Hằng năm, hội chùa (ngày giỗ Tổ) được tổ chức long trọng vào ngày 24 tháng 8 âm lịch để tưởng nhớ các vị sư Tổ có công trong việc xây dựng phát triển ngôi chùa và cúng Phật tạo không gian sinh hoạt văn hóa tôn giáo lành mạnh của nhân dân trong vùng. Trong ngày hội có đầy đủ các trò chơi dân gian độc đáo thu hút rất đông du khách gần xa hành hương đến tham quan dự hội.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng những giá trị và vai trò của các di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Thế lẫy lừng trong lịch sử dân tộc vẫn còn đọng lại mãi trong tâm tưởng mỗi người dân nước Việt. Với những đóng góp to lớn trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chùa Kem là một trong 23 điểm di tích được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Khoảng cách: 3,23 km
Khoảng cách: 3,88 km
Khoảng cách: 4,43 km
Khoảng cách: 7,17 km
Khoảng cách: 7,29 km
Khoảng cách: 7,52 km
Khoảng cách: 7,87 km
Khoảng cách: 7,99 km
Khoảng cách: 8,25 km
Khoảng cách: 8,46 km
Khoảng cách: 8,46 km
Khoảng cách: 8,50 km
Khoảng cách: 8,52 km
Khoảng cách: 8,58 km
Khoảng cách: 8,60 km
Khoảng cách: 8,68 km
Khoảng cách: 8,92 km
Khoảng cách: 8,93 km
Khoảng cách: 2,57 km
Khoảng cách: 3,64 km
Khoảng cách: 3,72 km
Khoảng cách: 3,84 km
Khoảng cách: 4,50 km
Khoảng cách: 4,58 km
Khoảng cách: 6,44 km
Khoảng cách: 7,06 km
Khoảng cách: 7,23 km
Khoảng cách: 7,62 km
Khoảng cách: 7,67 km
Khoảng cách: 8,06 km
Khoảng cách: 8,11 km
Khoảng cách: 8,28 km
Khoảng cách: 8,58 km
Khoảng cách: 8,68 km
Khoảng cách: 9,04 km
Khoảng cách: 9,05 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 1,27 km
Khoảng cách: 2,66 km
Khoảng cách: 3,32 km
Khoảng cách: 6,70 km
Khoảng cách: 8,09 km
Khoảng cách: 8,13 km
Khoảng cách: 8,46 km
Khoảng cách: 8,59 km
Khoảng cách: 8,67 km
Khoảng cách: 9,02 km
Khoảng cách: 9,73 km
Khoảng cách: 9,83 km
Khoảng cách: 11,66 km
Khoảng cách: 12,20 km
Khoảng cách: 12,27 km
Khoảng cách: 13,12 km
Khoảng cách: 14,27 km
Khoảng cách: 7,99 km
Khoảng cách: 8,75 km
Khoảng cách: 8,79 km
Khoảng cách: 14,21 km