Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà
Điểm du lịch chùa Bổ Đà

Introdution

Price: Free

Phone: 0204.3874148

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 sn. - Close Time: 6:00 gn.

Email: phongvhtt_vietyen@bacgiang.gov.vn

Address: Thôn Thượng Lát Xã Tiên Sơn, Thị xã Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang

Trong hành hành trình về thăm vùng đất Kinh Bắc xưa, có một ngôi chùa mà du khách không thể không ghé thăm đó là đại danh lam cổ tự Bổ Đà - nơi đây từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế. Ngôi chùa năm cách Hà Nội khoảng 40 km về hướng Bắc. Chùa Bổ Đà hay còn được gọi tắt là chùa Bổ. Xưa kia còn có tên gọi là Quan Âm tự, chùa nằm trên lưng chừng núi Bổ Đà thuộc phía bờ Bắc sông Cầu, xã Tiên Sơn, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tương truyền ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), được trùng tu, mở mang xây dựng vào năm 1720 (thế kỷ XVIII). Chùa thờ Phật theo thiền phái Lâm Tế, phối thờ Trúc Lâm Tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và các vị tiên thánh (Khổng Tử; Lão Tử; Thạch Linh Thần Tướng). Khu di tích chùa Bổ Đà có diện tích khoảng 51.784m2, đây là một quần thể di tích lớn với nhiều hạng mục công trình, trong đó có 4 hạng mục chính ... View more

Map

Introdution

×

Trong hành hành trình về thăm vùng đất Kinh Bắc xưa, có một ngôi chùa mà du khách không thể không ghé thăm đó là đại danh lam cổ tự Bổ Đà - nơi đây từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế. Ngôi chùa năm cách Hà Nội khoảng 40 km về hướng Bắc. Chùa Bổ Đà hay còn được gọi tắt là chùa Bổ. Xưa kia còn có tên gọi là Quan Âm tự, chùa nằm trên lưng chừng núi Bổ Đà thuộc phía bờ Bắc sông Cầu, xã Tiên Sơn, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tương truyền ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), được trùng tu, mở mang xây dựng vào năm 1720 (thế kỷ XVIII). Chùa thờ Phật theo thiền phái Lâm Tế, phối thờ Trúc Lâm Tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và các vị tiên thánh (Khổng Tử; Lão Tử; Thạch Linh Thần Tướng). Khu di tích chùa Bổ Đà có diện tích khoảng 51.784m2, đây là một quần thể di tích lớn với nhiều hạng mục công trình, trong đó có 4 hạng mục chính  (chùa Tứ Ân, am Tam Đức, chùa Cao, khu vườn tháp)

          Với giá trị tiêu biểu, độc đáo trên nhiều bình diện, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng chùa Bổ Đà là di tích lịch sử-kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam. Năm 2017, Liên minh Kỷ lục thế giới (Worldkings) đã xác nhận kỷ lục Bộ Mộc bản kinh phật của chùa Bổ Đà là Bộ mộc bản kinh phật khắc trên gỗ thị của thiền phái Lâm Tế cổ nhất thế giới.  Lễ hội Bổ Đà được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tháng 12/2017, Mộc bản chùa Bổ Đà được công nhận là bảo vật quốc gia. Ngày 30/9/2019, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 703/QĐ-UBND công nhận chùa Bổ Đà là điểm du lịch của tỉnh.

1. Khu tường đất và cổng vào: Điều đặc biệt ấn tượng với du khách khi đặt chân đến Bổ Đà là các bức tường hai bên lối vào, cổng, tường bao quanh khuôn viên chùa và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường. Tường được chình bằng loại đất sỏi son ở núi Bổ Đà, có độ cao từ 1,8m đến 3 m, chân tường dày 0,8 m, đỉnh tường dày 0,4 m. Trên đỉnh tường có mõ tường được che bằng các mảnh gốm chum vại của làng Thổ Hà. Trải qua thời gian, mái và sườn tường đã ngả màu rêu càng làm tăng thêm vẻ cổ kính của ngôi chùa. Những dải tường bằng đất có tác dụng chắn gió mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Ngôi chùa gồm hai lớp cổng, cổng thứ nhất cách cổng thứ hai 27 mét, được xây theo kiến trúc mang dáng dấp gác chuông thời Nguyễn. Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau. Ngoài ra trong khu vực chùa, nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành giống như làng Thổ Hà, nơi chuyên sản xuất chum vại, tiểu sành cách đó vài cây số, tạo vẻ rất trầm mặc, gần gũi với vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ.

2. Chùa Tứ Ân  - Công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc:  Ngôi chùa mang dáng vẻ trầm mặc cổ kính, kiến trúc riêng biệt, không lẫn với bất cứ công trình tôn giáo, tín ngưỡng nào. Chùa được đặt tên Tứ Ân với  hàm nghĩa Phật tử báo đáp 4 ơn nghĩa: ơn trời đất, ơn Tổ quốc, ơn cha mẹ và ơn thầy. Chùa có bố cục kiến trúc theo kiểu nội thông ngoại bế tạo bởi 18 tòa ngang, dãy dọc với tổng số gần 100 gian được liên kết liên hoàn gồm : nhà bếp, nhà Tạo soạn, nhà Tổ, nhà Tiền tế, nhà in kinh, nhà Trai, nhà Pháp, toà Tam bảo, nhà Khách, nhà Ga, nhà Gạo…Trong chùa còn lưu giữ 39 pho tượng Phật thời Lê - Nguyễn, ngoài ra còn có các pho tượng bài trí theo tín ngưỡng thờ Nho Giáo, Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa như tượng Thạch Linh Thần Tướng, tượng Lão Tử, Khổng Tử, thể hiện rõ dấu ấn tam giáo đồng nguyên. Đây là một trong những điểm khác biệt trong thờ tự của chùa Bổ Đà với các ngôi chùa khác trong cả nước. Với chức năng là nơi đào luyện tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế đến nay chùa Tứ Ân còn lưu giữ được gần 2000 mộc bản kinh Phật cổ bằng gỗ thị được san khắc từ năm 1740 và nhiều đời cao tăng sau này. Bộ mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà đã nhận được những danh hiệu là bộ mộc bản kinh phật khắc bằng gỗ thị cổ nhất Việt Nam năm 2016; được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017.

3. Khu vườn tháp lớn nhất Việt Nam: Có diện tích gần 8000m2, với hơn 100 ngôi tháp, là nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của hơn 1200 nhà sư tu hành của dòng thiền Lâm Tế. Phần lớn các toà tháp được xây dựng dưới thời hậu Lê (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX).  Vườn tháp được chia làm 2 khu: khu trên là nơi lưu giữ tro cốt xá lỵ của sư tăng (trên đỉnh tháp có trang trí hình bình cam lộ), khu dưới là nơi lưu giữ tro cốt xá lỵ của sư ni (trên đỉnh tháp có trang trí hình bông sen). Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc (theo triết lý của nhà Phật đó là hướng trí tuệ, giải thoát). Tháp thường đặt ít nhất 4-5 xá lị, có tháp đặt tới 26 xá lị và chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp. Năm 2016, Vườn tháp chùa Bổ Đà được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam.

4. Am Tam Đức  - Nơi giáo dục trí, đức: Được xây dựng cùng thời gian với chùa Tứ Ân khoảng từ  năm 1740 đến năm 1786.  Am Tam Đức nghĩa là mong ước người tu hành tại đây sẽ được thông tuệ 3 đức tính: Trí đức, đoạn đức và ân đức. Trí đức có nghĩa là, người tu hành cần phải dùng trí tuệ quán sát các pháp. Nhờ quán sát như thế, người tu hành mới tìm ra con đường giải thoát kiếp luân hồi. Đoạn đức là chỉ cho đoạn dứt hết các thứ vô minh phiền não. Ân Đức là do nguyện lực của Phật và Bồ tát luôn luôn cứu độ chúng sinh. Người có ân đức là người luôn có tâm hồn rộng lượng bao dung tha thứ và làm lợi ích cho muôn loài. Am Tam Đức hiện nay là công trình mới được trùng tu, tôn tạo vào năm 2010, có bình đồ kiến trúc theo kiểu chữ nhất gồm 5 gian, trong đó 3 gian giữa được xây kiểu chồng diêm 2 tầng. Đây là nơi thờ Phạm Kim Hưng (Như Thị) , vị sư trụ trì có công mở mang xây dựng am vào thế kỉ 18.

5. Chùa Cao(hay chùa Quán Âm)- Nơi lưu truyền " tích cầu con": Chùa tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, nơi đây còn lưu truyền về “tích cầu con”. Ngôi chùa được bắt nguồn bằng truyền thuyết xưa kia có một ông tiều phu tốt bụng nhưng đến 40 tuổi rồi vẫn chưa có con. Một hôm tiều phu vác rìu đi đốn gỗ thì gặp một gốc thông già. Người tiều phu dùng búa đốn gốc thông. Điều kỳ diệu đã xuất hiện tại đây. Mỗi nhát bổ, người tiều phu lại niệm “Quan thế âm Phật”. Mỗi câu niệm một đồng tiền rơi ra. Sau đó, ông nhặt được 32 đồng tiền, lấy làm lạ, ông tìm gặp một cao tăng. Được cao tăng nói đây là 32 điều ứng trong Phật Pháp. Tiều phu mong ước có 1 đứa con và sẽ lập miếu thờ nếu điều mong ước thành sự thật. Sau đó, vợ người tiều phu sinh được một người con trai, ông  dựng lên một ngôi chùa nhỏ tại gốc cây thông già, mái chùa lợp gianh và tô một pho tượng Quan âm Tống Tử để hương khói phụng thờ. Câu chuyện lan truyền, nhiều người qua lại cúng bái và cầu nguyện đều thấy linh nghiệm. Từ đó ngôi chùa trở nên nổi tiếng, thành điểm đến tâm linh của nhân dân quanh vùng. Chùa được gọi là chùa Cao, chùa Quán Âm. Dân gian còn gọi bằng cái tên gần gũi chùa Ông Bổ hay chùa Bổ Đà.Chùa Cao có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm toà Tiền đường 1 gian và tòa Thượng điện 1 gian. Tường chình bằng đất, phủ vữa vôi mật, mái lợp ngói mũi. Trong tòa thượng điện có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát có từ rất lâu đời, đây là bức tượng cổ nhất trong quần thể thắng tích chùa Bổ Đà, được tạo tác sau khi xây dựng chùa Quán Âm (chùa Cao) - khoảng thế kỷ XVII-XVIII.

6. Ao Miếu - Nơi thờ Thạch Linh Thần: Thạch linh thần Tướng hày còn được gọi là Thạch tướng quân, khu thờ chính tập trung tại quần thể đá thiêng thuộc khu vực Ao Miếu, thôn Hạ Lát. Tại đây nổi lên các khối đá lớn nằm xen cài lên nhau giữa một ao nhỏ mang tên “Thạch Long”. Tương truyền ngày xưa trong vùng có vợ chồng trưởng giả tên Nguyễn Hiền nhưng hiếm muộn con. Nơi ông ở có một bàn đá lớn. Một hôm ông ra bàn đá nhìn thấy một con rắn hoa dài khoảng 10 trượng, vây đủ màu sắc, nhìn thấy người con rắn trườn xuống nước. Không lâu sau, mẹ đá sinh được một cậu con trai. Thấy lạ, vị trưởng giả liền chạy ôm đứa con mang về nhà nuôi và đặt tên là Thần tướng. Năm lên 10 tuổi cậu bé cao tầm 10 trượng, sức đủ lay non lấp biển. Lúc đó giặc Man trong vùng nổi lên, cậu xin vua đi dẹp giặc. Khi giặc tan, cậu trở về dãy núi Phượng Hoàng và bay lên trời. Nhân dân trong vùng tưởng nhớ công lao của cậu nên đã lập đền thờ tại đây.

                                                                                                   Văn Dương

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment