DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA VĨNH NGHIÊM

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0240.3504.045

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: banquanlydls_yendung@bacgiang.gov.vn

Địa chỉ: Xã Trí Yên, Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã trở thành một “đại danh lam cổ tự” nổi tiếng  khắp cả nước. Đây là một trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần; một chốn tổ quan trọng – nơi ba vị Trúc lâm tam tổ từng trụ trì và mở trường thuyết pháp. Chùa là nơi lưu giữ kho mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương.  “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành” Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn được gọi là chùa Đức La, thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Chùa nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km về phía Đông Nam. Nơi chùa tọa lạc là dải đất đắc địa nhìn ra ngã ba Phượng Nhỡn, nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam. Tương tuyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI). Đến thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã trở thành một “đại danh lam cổ tự” nổi tiếng  khắp cả nước. Đây là một trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần; một chốn tổ quan trọng – nơi ba vị Trúc lâm tam tổ từng trụ trì và mở trường thuyết pháp. Chùa là nơi lưu giữ kho mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương.

 “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm

Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”

Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn được gọi là chùa Đức La, thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Chùa nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km về phía Đông Nam. Nơi chùa tọa lạc là dải đất đắc địa nhìn ra ngã ba Phượng Nhỡn, nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam. Tương tuyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI). Đến thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong suốt thời gian gần 10 thế kỷ hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, đây cũng là một trung tâm đào tạo tăng đồ, được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa xem như “một bảo tàng văn hoá Phật giáo tiêu biểu ở Việt Nam”.

Trải qua hơn 8 thế kỷ với biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo đến nay chùa vẫn còn nguyên vẹn, là nơi tàng lưu một kho tàng di sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm: Hệ thống tượng thờ gồm trên 100 pho, hệ thống văn bia (8 bia) cơ bản được soạn khắc ở giai đoạn thời Lê Nguyễn ghi lại toàn bộ lịch sử phát triển của trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm. Chùa gồm 7 khối kiến trúc chính: Cổng tam quan; Tòa tam bảo; Nhà tổ đệ Nhất; Gác chuông; Nhà tổ đệ Nhị; Hai dãy hành lang Đông Tây; Khu vườn tháp. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Hệ thống tượng Phật được bài trí chuẩn mực, các bia đá, hoành phi, câu đối, đồ thờ… Năm 2015 chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Cổng Tam quan: Được thiết kế theo kiểu chồng diêm 8 mái đao cong ở phía trước chùa. Tam quan có ý nghĩa là ba cửa: Giả - Hư - Không theo quan niệm của đạo Phật – ba điều mà người tu thiền phải nắm vững. Qua chốn Tam quan này có ý nghĩa là đã bước vào cảnh thiền, tất sẽ được Phật độ lòng để tĩnh lặng, thanh thoát.

Sân chùa: Sân chùa là nơi kết nối giữa Cổng Tam quan và Tòa tam bảo. Đây là nơi được sử dụng để tổ chức các sự kiện và lễ hội lớn của chùa. Sân chùa được lát gạch phẳng phiu, rộng rãi. Bên trái sân là một tấm bia đá xanh lục giác đặt trên bệ sen, khắc chữ Hán. Nội dung tấm bia ghi công đức tu sửa chùa, Phật vào năm Hoằng Định thứ 7 (1606) và ca ngợi cảnh đẹp của chùa Vĩnh Nghiêm. Đi về phía bên phải cách đó không xa là khu vườn tháp với 8 ngọn bảo tháp xây gạch cổ kính, là nơi đặt xá lị của các vị sư tổ kế thừa trụ trì chùa. Trong đó, có một cây tháp lớn ở trước vườn tháp là của Hòa thượng Thích Thanh Hanh – một trong những vị cao tăng có nhiều cống hiến cho Phật giáo Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

Tòa Tam Bảo:  Là nơi thờ Phật nói chung cùng các vị Bồ Tát, La Hán, Kim cương, Hành giả... Tòa này có quy mô kiến trúc bề thế nhất trong các khối kiến trúc toàn khu chùa Vĩnh Nghiêm. Tòa Tam bảo là ba công trình kiến trúc gỗ được thiết kế thành một khối theo bố cục chữ "Công" gồm: Tòa Tiền Đường; Tòa Thiêu Hương; Tòa Thượng điện.

Nhà Tổ đệ Nhất: Còn gọi là Cung tổ hay Cung Thánh tổ, tọa lạc phía sau tòa Tam Bảo. Đây là nơi thờ ba vị tổ sư đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông là Giáo chủ. Đây là công trình kiến trúc thời Lê gồm 3 tòa: Bái đường, Ống muống và Hậu cung. Bên trong Hậu cung đặt tượng thời 3 vị tổ khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ở giữa là Trần Nhân Tông (1254 – 1308 ) pháp hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà; Thiền sư Pháp Loa (1284 – 1330) tên tục là Đồng Kiên Cương, ngồi ở phía bên phải; Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) pháp hiệu là Lý Đạo Tái ngồi ở bên trái. Tại đây có 1 tấm bia lớn của Hòa thượng Thích Thanh Hanh soạn vào ngày 03 tháng 11 năm Bảo Đại thứ 7 (1932), nội dung bia nói về việc trùng tu, tôn tạo chùa Vĩnh Nghiêm.

Gác chuông: Gác chuông cao 2 tầng mái, đây là kiến trúc phối hợp giữa kiến trúc gỗ và gạch. Theo văn bia lưu tại chùa cho biết công tình này được khởi dựng vào thế kỷ XIX. Gác chuông có cấu trúc xây dựng 2 tầng, tầng dưới dùng làm nơi tiếp khách, tầng trên thu lại có 8 cột, treo quả chuông đồng lớn đúc vào ngày tốt tháng 12 mùa đông năm Minh Mệnh thứ 11 (1830). Gác chuông chùa Vĩnh Nghiêm là công trình có diện tích khiêm tốn nhất, nhưng lại có chiều cao nhất, vượt trội lên trên hết các công trình. Là công trình duy nhất trong các hạng mục công trình chính không có ban thờ tự, nơi đây đã trở thành chốn nghỉ ngơi thanh tịnh, mát mẻ lý tưởng cho các tín đồ phật tử cũng như du khách gần xa về thăm chùa.

Nhà Tổ đệ Nhị: Nhà Tổ đệ Nhị kết cấu kiểu chữ đinh () Gồm 11gian Bái đường và 3 gian Hậu cung, với 72 cột gỗ các loại. Toà nhà này dài 27,8m , rộng 14m (cả hậu đường ). Cấu trúc khung gỗ kiểu vì kèo tam giác với 4 hàng chân cột được bào trơn đóng bén. Hai đầu hồi xây nhô hẳn ra, che kín cả hai đầu hiên. Ngăn cách phần thờ và nhà trai bằng tường lót ván gỗ. Nhà Tổ đệ nhị là nơi thờ các vị sư tổ trụ trì trong chùa, những người có công lao giữ gìn, tu bổ ngôi chùa.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm hiện tại có tất cả 3.050 bản khắc gỗ với 9 đầu sách lớn thuộc hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại. Bộ mộc bản có giá trị vượt thời gian- Di sản tư liệu quý giá của nhân loại. Ngày 16/5/2012, Ủy ban ký ức thế giới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương đã công nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu Ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm: được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách  thập phương về dự, năm 2012 lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí