Được phát triển bởi Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông

Bắc Giang đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch sườn Tây Yên Tử

29/08/2022 31/12/2022

708 0

 Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sườn Tây núi Yên Tử, cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng các địa phương trong tỉnh Bắc Giang huy động nguồn lực, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch. 

Tăng cường đầu tư

Bắc Giang có hệ thống di tích danh thắng dọc sườn Tây núi Yên Tử nằm rải rác tại các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động, có khả năng kết nối với một số khu du lịch Hạ Long (Quảng Ninh), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) và một số địa phương khác trong vùng. Thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án về phát triển du lịch của tỉnh, bên cạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, các huyện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch để hút khách. Đến nay, nhiều khu, điểm du lịch được du khách biết đến như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Yên Dũng); Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ, suối Nước Vàng (Lục Nam); chùa Am Vãi, hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn); Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, rừng nguyên sinh Khe Rỗ, thác Ba Tia (Sơn Động)...

Là địa phương có nhiều chùa, đền nằm dọc sườn Tây Yên Tử nên huyện Lục Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Ông Dương Công Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết: “Trong giai đoạn 2021-2025, huyện đầu tư xây dựng, cải tạo cảnh quan tại Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương; suối Nứa, xã Đông Hưng; suối nước Vàng, Thác Giót, xã Lục Sơn; vực Rêu, đền Thần Nông, xã Cẩm Lý. Cùng đó, nâng cấp, mở rộng đường giao thông giúp du khách thuận tiện di chuyển giữa các điểm du lịch, làng nghề truyền thống trên địa bàn”. Đáng chú ý, Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ với cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều hạng mục mới được đầu tư xây dựng, tôn tạo, nâng cấp như: Cầu treo đền Trần, nhà hát văn, bãi đỗ xe… nên thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan. Riêng tháng 7 và 8/2022 có khoảng 21 nghìn lượt khách đến đây vãn cảnh. 

 Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sườn Tây núi Yên Tử, cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng các địa phương trong tỉnh Bắc Giang huy động nguồn lực, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch. 

Tăng cường đầu tư

Bắc Giang có hệ thống di tích danh thắng dọc sườn Tây núi Yên Tử nằm rải rác tại các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động, có khả năng kết nối với một số khu du lịch Hạ Long (Quảng Ninh), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) và một số địa phương khác trong vùng. Thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án về phát triển du lịch của tỉnh, bên cạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, các huyện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch để hút khách. Đến nay, nhiều khu, điểm du lịch được du khách biết đến như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Yên Dũng); Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ, suối Nước Vàng (Lục Nam); chùa Am Vãi, hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn); Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, rừng nguyên sinh Khe Rỗ, thác Ba Tia (Sơn Động)...

Là địa phương có nhiều chùa, đền nằm dọc sườn Tây Yên Tử nên huyện Lục Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Ông Dương Công Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết: “Trong giai đoạn 2021-2025, huyện đầu tư xây dựng, cải tạo cảnh quan tại Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương; suối Nứa, xã Đông Hưng; suối nước Vàng, Thác Giót, xã Lục Sơn; vực Rêu, đền Thần Nông, xã Cẩm Lý. Cùng đó, nâng cấp, mở rộng đường giao thông giúp du khách thuận tiện di chuyển giữa các điểm du lịch, làng nghề truyền thống trên địa bàn”. Đáng chú ý, Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ với cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều hạng mục mới được đầu tư xây dựng, tôn tạo, nâng cấp như: Cầu treo đền Trần, nhà hát văn, bãi đỗ xe… nên thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan. Riêng tháng 7 và 8/2022 có khoảng 21 nghìn lượt khách đến đây vãn cảnh. 

Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ngày càng hút khách du lịch.

Trong 5 năm qua, từ nguồn ngân sách T.Ư, tỉnh, địa phương và nguồn xã hội hóa, chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản, khuôn viên cây xanh, sân tổ chức lễ hội, tam quan và một số hạng mục phụ trợ, tổng trị giá hơn 35 tỷ đồng. Nhằm xây dựng nơi đây thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình du lịch khám phá Tây Yên Tử, năm 2021, UBND huyện Yên Dũng kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng dự án mở rộng, tu bổ, tôn tạo chùa Thiên Lai, đền Thanh Nhàn, chùa Kem (thị trấn Nham Biền); xây dựng đường giao thông kết nối từ Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng đi chùa Kem; hoàn thành Đề án trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Bên cạnh du lịch văn hóa tâm linh, UBND huyện tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng. Năm nay, huyện phấn đấu đón 125 nghìn lượt du khách.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết

Để thu hút du khách đến Bắc Giang nhiều hơn, từ cuối năm 2021 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội thảo liên kết phát triển du lịch vùng Tây Yên Tử, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp lữ hành có uy tín đã gợi mở cho tỉnh nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút phát triển du lịch. Sau hội thảo đã có nhiều doanh nghiệp lữ hành về tỉnh khảo sát, xây dựng tour, tuyến. Từ ngày 1/8 đến 31/10/2022, Liên minh Du lịch hành trình tâm linh (chủ yếu là các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội) triển khai chương trình “Theo dấu chân Phật Hoàng”. Các đơn vị đã đưa một số đoàn khách đến tham quan, vãn cảnh, trải nghiệm. 

Bà Nguyễn Thị Lan, du khách Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi vừa có chuyến trải nghiệm 2 ngày 1 đêm khá thú vị, được ngắm cảnh đẹp hùng vĩ tại Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động); về chùa Vĩnh Nghiêm và Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Yên Dũng) trực tiếp nhìn những bộ mộc bản, nghe giảng đạo, tọa thiền. Khoảng cách từ Hà Nội đến các điểm không quá xa, đường sá được mở rộng giúp cho việc di chuyển thuận tiện”.

Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) thu hút nhiều phật tử, du khách đến tham quan, vãn cảnh. 

Đặc biệt, giữa tháng 8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy liên kết vùng giữa 3 tỉnh Quảng Ninh - Bắc Giang - Hải Dương, giai đoạn 2022 -2025 trong nhiều lĩnh vực. Theo ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở VHTTDL, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, hiện nay, đơn vị đang tích cực phối hợp với Sở VHTTDL các tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh tham mưu chương trình ký hợp tác thỏa thuận phát triển du lịch giữa 3 tỉnh. Tổ chức tọa đàm giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, xây dựng chương trình du lịch với định hướng “một hành trình, ba điểm đến”. Phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 sẽ hình thành 5 không gian du lịch chủ yếu, trong đó có không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”; phục dựng các điểm di tích “Theo dấu chân Phật Hoàng” và không gian du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với du lịch golf. Xây dựng, phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang. Theo dự thảo Đề án phục dựng “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử” do Sở VHTTDL tham mưu xây dựng dài khoảng 95 km trải dài địa bàn 3 huyện: Lục Nam, Sơn Động và Yên Dũng. Không gian của con đường từ chùa Vĩnh Nghiêm đến các điểm như chùa Hòn Tháp, đền Quan Tuần, chùa Hóa, chùa Rào, đền Bà Chúa, chùa Đám Trì, thác Giót, suối nước Vàng (Lục Nam); chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh). Đây được cho là con đường bộ hành tâm linh độc đáo nhất tại Việt Nam, góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch đặc biệt gắn với vùng đất thiêng Tây Yên Tử.

Cùng với đẩy mạnh liên kết, từ nay đến năm 2025, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung mở rộng, nâng cấp đường tỉnh 293; phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng tuyến đường nối từ thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động) đến TP Hạ Long. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch. Với sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, địa phương cùng sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, lĩnh vực “công nghiệp không khói” của tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, góp phần làm thay đổi diện mạo các địa phương, tạo việc làm, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển KT-XH giữa Bắc Giang với các vùng lân cận.

Theo Báo Bắc Giang

Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ngày càng hút khách du lịch.

Trong 5 năm qua, từ nguồn ngân sách T.Ư, tỉnh, địa phương và nguồn xã hội hóa, chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản, khuôn viên cây xanh, sân tổ chức lễ hội, tam quan và một số hạng mục phụ trợ, tổng trị giá hơn 35 tỷ đồng. Nhằm xây dựng nơi đây thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình du lịch khám phá Tây Yên Tử, năm 2021, UBND huyện Yên Dũng kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng dự án mở rộng, tu bổ, tôn tạo chùa Thiên Lai, đền Thanh Nhàn, chùa Kem (thị trấn Nham Biền); xây dựng đường giao thông kết nối từ Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng đi chùa Kem; hoàn thành Đề án trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Bên cạnh du lịch văn hóa tâm linh, UBND huyện tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng. Năm nay, huyện phấn đấu đón 125 nghìn lượt du khách.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết

Để thu hút du khách đến Bắc Giang nhiều hơn, từ cuối năm 2021 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội thảo liên kết phát triển du lịch vùng Tây Yên Tử, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp lữ hành có uy tín đã gợi mở cho tỉnh nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút phát triển du lịch. Sau hội thảo đã có nhiều doanh nghiệp lữ hành về tỉnh khảo sát, xây dựng tour, tuyến. Từ ngày 1/8 đến 31/10/2022, Liên minh Du lịch hành trình tâm linh (chủ yếu là các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội) triển khai chương trình “Theo dấu chân Phật Hoàng”. Các đơn vị đã đưa một số đoàn khách đến tham quan, vãn cảnh, trải nghiệm. 

Bà Nguyễn Thị Lan, du khách Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi vừa có chuyến trải nghiệm 2 ngày 1 đêm khá thú vị, được ngắm cảnh đẹp hùng vĩ tại Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động); về chùa Vĩnh Nghiêm và Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Yên Dũng) trực tiếp nhìn những bộ mộc bản, nghe giảng đạo, tọa thiền. Khoảng cách từ Hà Nội đến các điểm không quá xa, đường sá được mở rộng giúp cho việc di chuyển thuận tiện”.

Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) thu hút nhiều phật tử, du khách đến tham quan, vãn cảnh. 

Đặc biệt, giữa tháng 8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy liên kết vùng giữa 3 tỉnh Quảng Ninh - Bắc Giang - Hải Dương, giai đoạn 2022 -2025 trong nhiều lĩnh vực. Theo ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở VHTTDL, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, hiện nay, đơn vị đang tích cực phối hợp với Sở VHTTDL các tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh tham mưu chương trình ký hợp tác thỏa thuận phát triển du lịch giữa 3 tỉnh. Tổ chức tọa đàm giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, xây dựng chương trình du lịch với định hướng “một hành trình, ba điểm đến”. Phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 sẽ hình thành 5 không gian du lịch chủ yếu, trong đó có không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”; phục dựng các điểm di tích “Theo dấu chân Phật Hoàng” và không gian du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với du lịch golf. Xây dựng, phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang. Theo dự thảo Đề án phục dựng “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử” do Sở VHTTDL tham mưu xây dựng dài khoảng 95 km trải dài địa bàn 3 huyện: Lục Nam, Sơn Động và Yên Dũng. Không gian của con đường từ chùa Vĩnh Nghiêm đến các điểm như chùa Hòn Tháp, đền Quan Tuần, chùa Hóa, chùa Rào, đền Bà Chúa, chùa Đám Trì, thác Giót, suối nước Vàng (Lục Nam); chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh). Đây được cho là con đường bộ hành tâm linh độc đáo nhất tại Việt Nam, góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch đặc biệt gắn với vùng đất thiêng Tây Yên Tử.

Cùng với đẩy mạnh liên kết, từ nay đến năm 2025, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung mở rộng, nâng cấp đường tỉnh 293; phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng tuyến đường nối từ thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động) đến TP Hạ Long. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch. Với sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, địa phương cùng sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, lĩnh vực “công nghiệp không khói” của tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, góp phần làm thay đổi diện mạo các địa phương, tạo việc làm, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển KT-XH giữa Bắc Giang với các vùng lân cận.

Theo Báo Bắc Giang

Map

Sample Plan